Áo dài ngũ thân - Ý nghĩa truyền thống văn hóa Việt

Ngày đăng: 02:21 PM 14/09/2022 - Lượt xem: 619

“Đấng quân tử nên tìm đạo lý - Kẻ trượng phu gìn giữ tinh hoa”, lời răn dạy của các bậc tiền nhân đối với người quân tử là một trong những ý nghĩa được ẩn giấu đằng sau hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân - một trong những phục truyền thống của người Việt. Bởi vậy mới thấy sự tinh tế của người xưa trong câu từ, trong lời dạy làm người và cả những trang phục không tự nhiên mà trở thành biểu tượng quý báu của dân tộc. Hãy cùng thương hiệu áo dài ĐỖ TRỊNH HOÀI NAM tìm hiểu về ý nghĩa của áo dài ngũ thân trong bài viết dưới đây.

Áo dài ngũ thân - biểu tượng chính trực của người quân tử

Ý nghĩa đằng sau vẻ đẹp của áo dài ngũ thân

Vẻ đẹp từ diện mạo, bề ngoài

Áo dài nói chung và áo dài ngũ thân nói riêng đều đã trải qua một thời kỳ phát triển lâu đời với nhiều sự thay đổi khác nhau về kiểu dáng. Từ kiểu dáng sơ khai nhất là áo Giao lĩnh ra đời năm 1744, áo dài tứ thân, ngũ thân cũng lần lượt ra đời cho đến sự phổ biến của những chiếc áo dài truyền thống, áo dài hiện đại hay áo dài ngũ thân cách tân như hiện nay.

Áo dài ngũ thân ngày nay đã có nhiều sự biến đổi sao cho hợp với xu thế hiện thời, tuy nhiên, về mặt hình thức, trong khi áo dài ngũ thân nam dường như vẫn giữ nguyên kiểu dáng của áo dài ngũ thân truyền thống thì áo dài ngũ thân nữ lại được biến đổi không ngừng và trở thành kiểu áo dài ôm sát khoe trọn nét đẹp của người phụ nữ như hiện nay.

Thiết kế áo dài ngũ thân cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định

Thiết kế của áo dài ngũ thân nói chung cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Tên gọi “ngũ thân” cũng bởi vì nó được cấu tạo gồm 5 tà áo, phần tà áo dần xòe về phía dưới. Áo dài ngũ thân nam hay nữ đều được cấu tạo đủ 5 cúc, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước rồi xuống eo.

Áo dài ngũ thân được may hai lớp, gồm lớp bên ngoài và lớp lót bên trong, mang lại cảm giác thoải mái, tiện dụng, gọn gàng và kín đáo khi mặc. Kiểu dáng, kết cấu áo có công năng sử dụng cao, tạo cho người đàn ông có phong thái đĩnh đạc, oai phong. Với áo nữ có thể tôn dáng, che khuyết điểm cơ thể. Các đặc điểm tạo hình tà, cổ, khuy, tay áo đều được tính toán rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ, lại phù hợp với công năng sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng ở thời kỳ này.

Nét đẹp văn hóa dân tộc

Không chỉ là thời trang, áo dài ngũ thân đặc biệt bởi ý nghĩa ẩn dấu đằng sau vẻ đẹp của 5 lớp tà áo ấy. Đó chính là ý nghĩa về đạo làm người, về tứ thân phụ mẫu, chính nhân quân tử và các giáo lý của thời đại, tất cả đều được gửi gắm vào từng đường kim mũi chỉ của chiếc áo dài ngũ thân. Bởi vậy cho nên, từ thuở sơ khai, áo dài ngũ thân thường chỉ được thiết kế dành riêng cho vua chúa, quan lại nhằm phân biệt quan chức cấp cao với những người dân thường.

Những luân thường đạo lý ẩn giấu trong chiếc áo dài ngũ thân

Áo ngũ thân có cổ cao, thẳng và vuông, tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. 5 cúc áo tượng trưng cho các triết lý về ngũ luân, ngũ thường của Nho giáo được bao phủ trong xã hội thời bấy giờ. Khoác lên mình chiếc áo dài ngũ thân là mang trong mình đạo lý làm người, vậy nên không được làm những điều trái với luân thường đạo lý, phải tuân theo những chuẩn mực phép tắc của người quân tử, nếu không cũng chỉ là kẻ tiểu nhân. 

Áo dài ngũ thân nam truyền thống còn có chiếc khăn đội đầu được quấn thành hình chữ Nhân hoặc chữ Nhất màu đen (hay còn gọi là khăn đóng), khăn được quấn rối và tạo thành nếp phía trước, phía sau quấn chặt búi tóc. Sự hiện diện của những chiếc khăn vấn này cùng áo dài ngũ thân biểu trưng cho lòng nhân nghĩa của con người, học thuyết Nho giáo răn dạy rằng trung hiếu phải luôn được đặt lên hàng đầu. 

Những ý nghĩa sâu xa ấy quả thực đáng ngưỡng mộ, tài trí của người xưa và các bài học đạo đức vẫn luôn là thước đo của nhân cách con người mà cho đến thời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bởi vậy, không khó để hiểu khi áo dài ngũ thân vẫn luôn là trang phục truyền thống mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc cần phải được gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

Phân loại áo dài ngũ thân

Vào thời nhà Nguyễn - thuở sơ khai của áo dài ngũ thân, áo được chia ra làm hai loại chính bao gồm:

Áo tấc

Áo tấc hay còn gọi là áo ngũ thân tay phụng, nổi bật bởi phần tay áo thụng che gần hết tay và tà áo che thân từ cổ qua khỏi đầu gối, tay áo vuông góc với thân áo và dài bằng hoặc hơn tà áo. Kiểu thiết kế này thường thấy trong các kiểu áo hoàng bào của vua chúa, quan lại, những quan chức cấp cao trong triều đình. Thể hiện sự uy quyền của những người đứng đầu trong xã hội thời ấy.

Áo dài ngũ thân tay phụng

Áo tay chẽn

Khác với áo tấc, áo ngũ thân tay chẽn có thiết kế gọn gàng hơn, đoạn vải được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp, bó chẽn vào tay người mặc, hai thân trước của áo chỉ dài qua khỏi đầu gối khoảng 5-7cm. Kiểu thiết kế này cũng phổ biến hơn trong thời đại ngày nay bởi sự gọn gàng, dễ ứng dụng và tính linh hoạt của nó.

Áo dài ngũ thân tay chẽn

Ý nghĩa của áo dài ngũ thân trong thời đại ngày nay

Áo dài nói chung hay áo dài ngũ thân nói riêng, qua hàng thế kỷ đã có nhiều sự biến đổi về kiểu dáng, chất liệu cho đến tính phá cách của thời trang hiện đại nhưng vẫn luôn giữ được các giá trị quý giá của áo dài ngũ thân. Áo ngũ thân hiện nay dù đã ít xuất hiện hơn trong cuộc sống thường nhật, nhưng sự xuất hiện của nó trong các dịp lễ tết quan trọng, đám cưới, các sự kiện lớn hay các lễ hội lớn nhỏ hằng năm diễn ra trên khắp 63 tỉnh thành của cả nước vẫn luôn là niềm tự hào dân tộc to lớn của người con đất Việt.

Áo dài ngũ thân nam trong đám cưới của người Việt

Không chỉ kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời nay, nét đẹp của áo dài ngũ thân vẫn không ngừng được bảo tồn, gìn giữ và phát triển trong lòng dân tộc, hiên ngang trở thành trang phục truyền thống của người Việt và là biểu tượng của cốt cách người quân tử.

Các xu hướng thời trang luôn được cập nhật và biến đổi theo thời gian, song, sự vững chãi của thiết kế áo dài ngũ thân truyền thống vẫn được giữ gìn và tuân thủ theo đúng nguyên tắc nhất định. Sự cách tân áo dài ngũ thân cũng chỉ mang tính kế thừa có chọn lọc, hoàn toàn không xóa bỏ những quy chuẩn thiết kế của một chiếc áo ngũ thân xưa. 

Áo dài ngũ thân cách tân hiện đại của Đỗ Trịnh Hoài nam

Những ý nghĩa của áo dài ngũ thân còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế (NTK) như Đỗ Trịnh Hoài Nam sáng tạo và phát triển. Dựa trên những tinh hoa văn hóa vốn có, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam sử dụng chất liệu từ những mẫu áo dài ngũ thân truyền thống để cho ra đời bộ sưu tập áo dài ngũ thân cao cấp. Mang những giá trị văn hóa ấy đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

NSƯT Xuân Bắc mặc áo dài ngũ thân đến từ NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam

Đỗ Trịnh Hoài Nam tự hào khi có thể góp sức mình vào công cuộc quảng bá hình ảnh trang phục truyền thống dân tộc trên các sàn diễn thời trang quốc tế. Mang những hơi thở của hồn thiêng dân tộc vào từng sản phẩm đẹp như tranh vẽ. Đó không chỉ là niềm tự hào của riêng nhà thiết kế hay của thương hiệu áo dài như ĐỖ TRỊNH HOÀI NAM mà còn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người con đất Việt mỗi khi ngắm nhìn.

Thông qua ý nghĩa của áo dài ngũ thân, hy vọng rằng độc giả có thể hiểu hơn và thêm tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống đằng sau mỗi bộ trang phục ấy, để áo dài ngũ thân sẽ luôn là nét đẹp lịch sử mãi đi cùng năm tháng…

Đăng ký tham gia trải nghiệm áo dài tại showroom miễn phí và nhận nhiều quà tặng hấp dẫn tại: https://forms.gle/Rx2s2Lh2ayZ61J8FA

Tìm hiểu thêm sự kiện ra mắt BST mới nhất của Đỗ Trịnh Hoài Nam tại: https://www.clbad.vn/halongaodaifashionshow

--------------------

DO TRINH HOAI NAM - Vẻ đẹp của bạn, sứ mạng của tôi!

Showroom 1 : 41/205 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - (Hotline: 096 58 58 358)

Showroom 2: Quảng trường Cột Đồng Hồ, Phường Bạch Đằng, Thành Phố Hạ Long, Quảng Ninh (Hotline: 0966 624 460)

Showroom 3: 112 Headwaters - Irvine - CA  92602 - United States (Hotline: Maya Mai +1 415 966 8988)

Website: https://dotrinhhoainam.vn/.

đăng ký nhận bản tin định kỳ

Kết nối với chúng tôi:

Facebook