Lịch sử phát triển và các giá trị quý giá của áo dài ngũ thân

Ngày đăng: 11:04 AM 02/08/2022 - Lượt xem: 2611

Áo dài ngũ thân là một trang phục truyền thống mang đậm tinh thần dân tộc cùng những nét đẹp văn hóa vô cùng đặc sắc của người Việt. Trải qua quá trình hình thành và biến đổi, áo dài ngũ thân vẫn luôn mang trong mình vẻ đĩnh đạc và thẩm mỹ tinh tế. Không chỉ có giá trị sử dụng, những câu chuyện về lịch sử phát triển và các giá trị quý giá của áo dài ngũ thân là điểm thu hút, định hình vị trí không thể thay thế của trang phục truyền thống này.

Thiết kế áo dài ngũ thân của Đỗ Trịnh Hoài Nam

Nguồn gốc - Lịch sử của áo ngũ thân

Áo dài ngũ thân hay còn gọi là áo ngũ thân lập lĩnh là một loại trang phục truyền thống của Việt Nam ra đời vào năm 1744, sau cải cách trang phục Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Tên gọi áo ngũ thân vừa để chỉ năm tà của áo, vừa là sự tượng trưng của tứ thân phụ mẫu, một thân còn lại nằm bên trong tượng trưng cho chính người mặc.

Vào thế kỷ XVI này, Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát với tham vọng lập quốc một cõi đã cho ban hành quy định về trang phục đối với các quan chức cấp cao để phân biệt với người dân thường, từ đó hình thành định hình cơ bản của áo ngũ thân Việt Nam. Áo ngũ thân thời kỳ này là loại áo lập lĩnh ngắn tay, mỗi vạt có hai thân và một vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm của áo. Áo dài ngũ thân che kín toàn bộ cơ thể, chỉ để lộ phần cổ trắng của áo lót và khép kín bằng 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm ngũ thường của Nho giáo và ngũ hành theo triết học phương Đông thời bấy giờ.

Sự ảnh hưởng của các quan niệm về đạo lý trong Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và đời sống tinh thần của con người trong thời đại ấy. Khoác lên mình chiếc áo dài ngũ thân không chỉ đơn giản là một bộ trang phục mà còn là sự thể hiện nhân cách, tài trí của đấng quân tử. Thiết kế cổ áo luôn có một đường may ở giữa vạt trước và sau áo mang ý nghĩa “Đấng quân tử nên tìm đạo lý, Kẻ trượng phu gìn kỹ tinh hoa, chính trực”.

Về sau, thiết kế của áo dài ngũ thân không ngừng được biến đổi và cũng có sự khác biệt ở từng vùng miền. Tuy nhiên, đến nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cụ thể là khoảng sau năm 1975, áo ngũ thân dần bị phai nhạt trong đời sống của người Việt và thay vào đó là sự chiếm lĩnh của thị trường áo dài. Đối với các loại áo dài nam giới, có thể nhận thấy sự thay đổi này không quá rõ rệt, đồng thời, nhờ sự phục hưng áo ngũ thân trong thế kỷ XXI của các nhà thiết kế, những người trẻ yêu văn hóa, làm công tác du lịch, nghệ thuật, các nghệ nhân, nhà nghiên cứu,... mà áo dài ngũ thân nam dần khẳng định được vị thế và vai trò của nó trong đời sống hiện đại.

Cấu tạo áo dài ngũ thân nam

Áo dài ngũ thân nam có cấu tạo gồm 5 phần:

Thân áo: được ghép lại bởi 5 mảnh vải (2 thân trước, 2 thân sau, 1 thân con nằm ở phía trước, bên phải người mặc). Theo quy cách truyền thống thì vạt áo được thiết kế xòe và cong, 2 bên tà cúp lại chứ không lộ phần eo như áo dài tân thời.

Nút áo (nữu): áo ngũ thân có 5 nút, nút thứ 2 và nút 1 ở giữa cổ phải tạo thành đường thẳng vuông góc với trung phùng đạo. 5 nút áo này cũng tượng trưng cho các quan niệm về ngũ luân và ngũ thường trong xã hội thời bấy giờ. Các chất liệu có thể dùng để làm nút áo là: gỗ, ngọc, kim loại,...

Lớp áo: là loại áo lót mặc bên trong áo ngũ thân hay áo lập lĩnh trắng kiểu đơn y.

Cổ áo: cổ áo được dựng đứng có thể vuông vắn hoặc vạt tròn, ôm sát vào cổ. Cổ áo dài ngũ thân nam thường cao hơn cổ áo ngũ thân nữ.

Tay áo: tay áo quy chuẩn được may theo hai kiểu thụng hoặc chẽn, khi trải thẳng tay áo ra thì tay và vai áo luôn phải nằm trên một đường thẳng.

Ý nghĩa, các giá trị quý giá của áo dài ngũ thân

Khoác lên mình chiếc áo dài ngũ thân là niềm tự hào tự tôn dân tộc cùng những đặc tính khiêm nhường, kín đáo, đĩnh đạc và tinh tế. Mỗi chi tiết, từng đường kim mũi chỉ của áo dài đều được thể hiện một cách tỉ mỉ, công phu, phức tạp thông qua bàn tay của những người thợ lành nghề. Đường kim phải thẳng, nhỏ, đều; đường tà áo phải được lượn uyển chuyển, tất cả đều thể hiện nên giá trị của một chiếc áo dài ngũ thân truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

Vẻ đĩnh đạc, sang trọng của áo dài ngũ thân

Đối với Đỗ Trịnh Hoài Nam, áo dài ngũ thân không chỉ là trang phục dân tộc mà còn là sản phẩm thời trang, vậy nên nó mang những hơi thở của xu hướng thế giới. Và những giá trị mà chiếc áo dài mang lại cũng không chỉ là sản phẩm mang giá trị văn hóa truyền thống mà còn là giá trị về công sức để tạo nên tính đặc biệt trong mỗi sản phẩm áo dài ấy. Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo lý làm người, tứ thân phụ mẫu, luân lý ngũ thường của người quân tử, vậy nên không được phép làm những điều trái với luân thường đạo lý.

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, áo ngũ thân vẫn giữ nguyên trong nó những giá trị tinh thần cũng như ý nghĩa của nó, mang đến cho người mặc trải nghiệm và sự khắc ghi về cái tâm của người quân tử trong xã hội hiện đại, để từ đó càng thêm trân trọng những giá trị của một thời đại văn hóa trong hồn thiêng cốt cách của dân tộc.

Áo dài ngũ thân nam trong thời đại ngày nay

Tiền thân, áo ngũ thân được tạo ra cho cả nam và nữ, nhưng sau những biến đổi của thời gian, trong khi áo dài ngũ thân của nam gần như được giữ nguyên về kiểu dáng nhưng ít khi được sử dụng, thì áo ngũ thân nữ lại được biến đổi không ngừng và trở thành áo dài nữ ôm sát cơ thể và tôn dáng như ngày nay. Áo dài ngũ thân nam dần cũng ít được xuất hiện trong cuộc sống thường nhật mà chỉ còn thấy xuất hiện trong những dịp quan trọng như lễ Tết, sự kiện,... 

Hiện nay, sự xuất hiện của những chiếc áo ngũ thân trong cuộc sống đời thường có lẽ đã trở nên hiếm thấy. Song, bằng khát vọng vẽ lên những trang phục truyền thống một nét đẹp mới, đồng thời mong muốn góp phần khôi phục, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua hình ảnh áo dài dành cho nam giới, đặc biệt là trang phục áo ngũ thân, hoàng bào của các vị vua chúa, hoàng tử triều Nguyễn, rất nhiều những nhà thiết kế, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, những người trẻ yêu văn hóa,... trong đó có nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam không ngừng cho ra mắt những bộ sưu tập áo dài ngũ thân nam kế thừa những tinh túy của văn hóa truyền thống kết hợp với hơi thở của thời đại mới.

Thiết kế áo dài ngũ thân trong BST Áo dài ngũ thân cao cấp sang trọng của Đỗ Trịnh Hoài Nam

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng đã không ngừng tìm kiếm chất liệu để cho ra những bộ sưu tập áo dài tứ thân cao cấp dành cho nam, giữ nguyên kiểu dáng của áo dài ngũ thân truyền thống với phần cổ cao, thẳng, vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Cổ áo cũng được lót một lớp vải trắng bên trong thể hiện sự sạch sẽ, thanh lịch, kín đáo của người Việt. Các họa tiết được phối hợp tinh tế, thời thượng và được thêu tay hoàn toàn thủ công từ các nghệ nhân làng nghề truyền thống Hà Nội.

Sự góp mặt của Đỗ Trịnh Hoài Nam trong bộ sưu tập áo dài ngũ thân nam chính là góp phần quảng bá hình ảnh áo dài ngũ thân cũng như những giá trị truyền thống của nó trong thời đại mới, sự quảng bá này không chỉ tuyên truyền tới công chúng Việt Nam mà còn mang trong mình những khát vọng vươn ra toàn thế giới.

Sứ mệnh của Áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam

Là một người con đất Việt nói chung và là một nhà thiết kế áo dài nói riêng, Đỗ Trịnh Hoài Nam mang trong mình những khát vọng về việc quảng bá hình ảnh áo dài, trong đó có áo dài ngũ thân nam đến với đông đảo bạn bè thế giới. Với hơn 30 năm hình thành, phát triển, nâng tầm và khẳng định thương hiệu, Đỗ Trịnh Hoài Nam là thương hiệu thời trang nhận được sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng, trong đó có hàng trăm khách hàng là người nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, các chính trị gia trong nước và quốc tế,...

Nghệ sĩ Xuân Bắc rất vui và tự hào khi khoác lên mình trang phục áo dài truyền thống do Đỗ Trịnh Hoài Nam thiết kế

Không chỉ có vậy, việc đưa áo dài ngũ thân trở lại bản sắc vốn có của nó cần nhiều thời gian và công sức hơn thế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cho rằng, điều đầu tiên vẫn là cần lan tỏa văn hóa áo dài đến thế hệ trẻ, đưa văn hóa truyền thống vào trường phổ thông. Bên cạnh đó, một điều quan trọng khác là việc thiết kế áo dài cần đảm bảo các yếu tố để dễ dàng đi vào đời sống. Đỗ Trịnh Hoài Nam rất vinh hạnh trong việc đưa những nét đẹp của văn hóa dân tộc vào vào trong từng đường kim mũi chỉ, gửi gắm những thông điệp trường tồn cùng năm tháng…

Thông qua lịch sử hình thành và phát triển của áo dài ngũ thân nam, rất mong rằng những giá trị văn hóa truyền thống đi cùng chiếc áo dài nam sẽ trường tồn và phát triển mãi về sau. Những giá trị tinh thần và giá trị thực tiễn của áo ngũ thân sẽ là nguồn động lực và cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế áo dài như Đỗ Trịnh Hoài Nam sáng tạo và phát triển với những khát vọng vươn tới mai sau.

đăng ký nhận bản tin định kỳ

Kết nối với chúng tôi:

Facebook